Năm 2021 chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử, tình hình dịch bệnh COVID-19 đã khiến thói quen mua sắm của người tiêu dùng trên toàn thế giới thay đổi: chuyển từ mua sắm trực tiếp sang mua sắm online, tất cả đều chỉ cần những thao tác đơn giản trên điện thoại hoặc máy tính.
Tiếp nối thành công của thương mại điện tử trong năm 2021, năm 2022 được dự đoán sẽ có thêm nhiều sự đổi mới đáng chú ý. Cụ thể những dự đoán đó ra sao, hãy cùng JNT tìm hiểu.
1. Sự phát triển mạnh mẽ của Amazon
Là nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới, Amazon sẽ vẫn là nền tảng mà các thương hiệu thương mại điện tử cần phải có để tồn tại. Ngay trước đại dịch, doanh số thương mại điện tử bán lẻ trên toàn thế giới đạt 3,35 tỷ USD. Đến cuối năm 2021, doanh thu dự kiến đạt gần 5,0 tỷ USD với Amazon vẫn là trang web bán lẻ phổ biến nhất về lượng truy cập trực tuyến.
Sự thay đổi liên tục trong hành vi của người mua và việc chuyển sang mua sắm trực tuyến sau đó sẽ là động lực để các thương hiệu tiếp tục, và thậm chí đẩy nhanh tốc độ của chiến lược bán hàng chuyển đổi kỹ thuật số trên nền tảng Amazon, cũng như sử dụng đây như một cơ hội để cải thiện thương mại kỹ thuật số trong các hoạt động kinh doanh của nền tảng thương mại khổng lồ này. Không chỉ riêng Amazon, các nền tảng thương mại điện tử khác cũng được người Việt ưa chuộng như Lazada, Shopee, Tiki,… sẽ phát triển mạnh mẽ, tạo ra nhiều lựa chọn mua hàng phong phú cho người mua, cũng như tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh mới cho các Seller.
2. Sự đi lên của mạng xã hội
Nếu mua sắm đang là một hoạt động thụ động và liên tục, thì hiện nay, với sự phát triển của mạng xã hội, việc mua hàng giờ đây là một hành động tình cờ hơn là một quyết định được xác định trước. Khi người tiêu dùng hay sử dụng smartphone, máy tính bảng, máy tính để tương tác trên mạng xã hội, họ sẽ tình cờ thấy những quảng cáo sản phẩm/dịch vụ, nếu đúng ý thích của họ, chỉ cần chạm vào đường link ngay cạnh đó, người dùng sẽ được dẫn ngay tới website bán hàng hoặc gian hàng thương mại điện tử của sản phẩm/dịch vụ đó. Tất cả diễn ra rất nhanh chóng chỉ trong một vài phút.
Thế hệ Gen Z là những người dùng rộng rãi trên mạng xã hội, vốn đã định vị thương mại xã hội như một xu hướng đột phá cho thương mại điện tử vào năm 2022. Cơ hội cho mạng truyền thông xã hội như một kênh bán hàng hiện nay là vô cùng lớn và không nên bỏ qua.
3. Thanh toán số và Crypto
Từ 2021, giới thương mại điện tử đã liên tục bàn tán về sự lên ngôi của thanh toán không tiền mặt nhờ sự bùng nổ của thương mại điện tử. Do tác động của đại dịch, hình thức này dần trở nên phù hợp, đảm bảo an toàn. Các chuyên gia nhận định nếu không có sự xuất hiện của Covid-19, thanh toán số sẽ vẫn được ưa chuộng, song diễn ra chậm hơn và mất nhiều năm hơn để đạt được các số liệu hiện tại.
Song song với đó là sự phát triển mạnh mẽ của tiền điện tử khi ngày càng nhiều người đổ xô đầu tư vào lĩnh vực này. Năm nay, Mastercard đã bắt đầu hợp tác cung cấp tín dụng tiền điện tử. PayPal, Stripe cũng đang triển khai hệ thống thanh toán bằng Crypto. Thậm chí một số điểm ATM trong trung tâm thương mại có danh mục tiền điện tử.
Các xu hướng này lên ngôi là sự thay đổi cần có để bắt kịp thời đại số. Tuy nhiên việc thanh toán số và tiền điện tử ngày càng phổ biến đã dẫn đến vài bất cập như lộ thông tin cá nhân, lừa đảo… Theo đó, các doanh nghiệp thương mại điện tử lẫn ví điện tử, ngân hàng… cần có giải pháp đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin người dùng.
4. Metaverse
Metaverse, hay “vũ trụ ảo”, hiện là thuật ngữ gây sốt giới công nghệ, dùng để chỉ không gian ảo được tạo ra sống động như thật bằng thực tế ảo hoặc thực tế ảo tăng cường. Hiện tại, hầu hết các metaverse vẫn trông giống như một trò chơi điện tử. Nhiều doanh nghiệp công nghệ nắm bắt nhu cầu làm việc, học tập tại nhà trong thời dịch đã nhanh chóng gia nhập “vũ trụ ảo”, góp phần thúc đẩy sự “bành trướng” của lĩnh vực mới mẻ này.
Với thương mại trực tuyến, metaverse xem như bước tiến vượt trội về công nghệ, giúp mở ra cánh cửa tiến vào vũ trụ ảo, kết nối người tiêu dùng, doanh nghiệp bán lẻ và các sàn thương mại điện tử.
Hãy lấy ví dụ về Gucci, một trong những thương hiệu thời trang xa xỉ bậc nhất đã khai thác không gian ảo, làm giàu trải nghiệm cho khách hàng của họ. Trong giai đoạn dịch bệnh ảnh hưởng, Gucci đã ra mắt một bộ sưu tập giới hạn dành riêng cho Roblox. Đây là nền tảng trò chơi trực tuyến cho phép người dùng truy cập, tạo nhân vật và thiết kế hình đại diện theo ý muốn.
5. Sáng tạo nội dung thương mại bùng nổ
Những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội (KOL) ngày càng được các thương hiệu mới ưa chuộng và chọn làm người phát ngôn. Việc các ngôi sao, thần tượng nổi tiếng làm đại sứ thương hiệu không còn xa lạ. Tuy nhiên trong năm 2022, chiến lược kinh doanh của các thương hiệu dự đoán có thể sẽ ngày càng phụ thuộc vào họ. Theo Business Insider, ngành tiếp thị KOL có thể đạt giá trị đến 15 tỷ USD vào cuối năm nay.
Lý do bắt nguồn từ việc có đến 97% người tiêu dùng thuộc Gen Z dùng mạng xã hội làm nguồn cảm hứng mua sắm, theo Influencer Marketing Factory. Các xu hướng nổi lên rầm rộ trên nền tảng xã hội video TikTok đi kèm loạt hashtag TikTokmademebuyit, AmazonFinds… ngày càng khiến người dùng thích thú và đổ xô mua hàng. Theo đánh giá của Influencer Marketing Factory, nhóm khách hàng Gen Z có thể chi tiêu đến 150 tỷ USD qua hình thức tiếp thị mới mẻ này.
Nguồn tổng hợp